top-title

3 “căn bệnh” tiền bạc cần chữa trị để trở nên giàu có

2014-12-25 12:37:18

Cách duy nhất để trở nên giàu có là đừng chi tiêu quá nhiều, tiết kiệm phần lớn và luôn đầu tư. Thế nhưng, hầu hết mọi người lại làm điều ngược lại: đầu tư rất ít, chi tiêu quá nhiều, hầu như không tiết kiệm được gì và cố tình phớt lờ các vấn đề tài chính.

>> Triết lý thành công của các CEO công nghệ

 

Bước đầu tiên trong việc thay đổi các thói quen tiền bạc là xem xét nghiêm túc đầu ra, đầu vào tài chính của bạn. Bạn cần quy các vấn đề tiền bạc thành một con số đơn giản bằng cách cộng tất cả số tiền bạn kiếm được rồi trừ đi các chi phí trong 3 tháng. Đó là con số 90 ngày của bạn.

 



Khi viết ra con số 90 ngày, bạn sẽ phải đối mặt với một trong hai sự thật sau:



1. Con số của bạn dương. Xin chúc mừng, bạn thuộc số ít người kiếm được nhiều hơn số tiền chi tiêu!



2. Con số của bạn âm. Giống như đa số người khác, bạn tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được.



Tin tốt là dù con số 90 ngày dạy bạn thế nào về mối quan hệ với tiền bạc, thì luôn có cách để cải thiện. Dưới đây là 3 sai lầm tiền bạc mà mọi người thường mắc phải và cách khắc phục chúng.



1. Bạn đang ngập trong các khoản nợ tín dụng



Cách khắc phục: Đọc kỹ bản sao kê



Chi tiêu quá nhiều là một căn bệnh, và nợ thẻ tín dụng là bệnh ung thư. Lần đầu tiên bạn nhận được hóa đơn thẻ tín dụng và không trả được toàn bộ số tiền nợ, bạn đã để tế bào ung thư tài chính đầu tiên len vào cuộc sống của bạn.



Lần sau bạn nhận được bản sao kê thẻ tín dụng, hãy đọc kỹ bản sao kê đó.
 


Theo luật, các công ty thẻ tín dụng phải cho bạn biết bạn phải mất bao nhiêu năm để trả hết số tiền nợ nếu bạn trả mức thanh toán tối thiểu mỗi tháng. Trong nhiều trường hợp, con số này rất phi lý.



Với mức lãi suất kép trung bình khoảng 16%, lỗ hổng đen của khoản nợ cứ tăng lên mãi.



Khi đã đọc kỹ bản sao kê, bạn PHẢI bắt đầu dành từng đồng tiền thừa bạn có để trả nợ. Nếu muốn trở nên giàu có, bạn cần loại bỏ các khoản nợ trước tiên.



2. Tiêu tiền khiến bạn hạnh phúc



Cách khắc phục: Loại bỏ việc chi tiêu theo cảm xúc



Hầu hết mọi người tiêu tiền quá nhiều vì nó khiến họ cảm thấy tốt hơn, dù chỉ tạm thời. Nhưng kết hợp tiền bạc với các cảm xúc là một sự kết hợp độc hại.
 


Đừng đi mua sắm để thay đổi tâm trạng của bạn. Nó có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn trước mắt, nhưng cảm xúc viên mãn lâu dài từ việc tiết kiệm và gia tăng số tiền của bạn còn vượt xa hơn rất nhiều so với liệu pháp mua sắm để đổi lấy sự hài lòng.



Hãy nhận biết lúc nào bạn chuẩn bị tiêu tiền theo cảm xúc, thay vào đó hãy đi bộ, nấu ăn hoặc đọc sách. Hãy làm bất cứ việc gì, đừng nhắm thẳng tới trung tâm mua sắm là được!
 


3. Sự căn cơ chẳng có gì thú vị



Cách khắc phục: Tạo ra quỹ "Tiền vui vẻ"



Nhiều người cam kết sẽ loại bỏ các khoản nợ và tiết kiệm cảm thấy một nỗi buồn nhất định khi bắt đầu làm việc đó. Điều này cũng xảy ra với những người ăn kiêng khi buộc phải rời xa tất cả những món ăn yêu thích trong nhiều tháng, và sau đó lại sa vào các cuộc chè chén say sưa lúc tối muộn.
 


Đó không phải là một cách sống đáng được ủng hộ. Khắt khe thì được, còn thiếu thốn thì không nên.



Chìa khóa là thêm khoản chi tiêu cho những thứ khiến bạn cảm thấy vui vẻ vào ngân sách. Bỏ ra một số phần trăm có thể quản lý được mỗi tuần vào một quỹ sẽ cho phép bạn thoải mái hơn với tiền mặt. Ra ngoài ăn trưa, làm tóc hoặc dành số tiền vui chơi của bạn để đi nghỉ, hãy làm bất cứ việc gì bạn muốn chừng nào bạn còn có thể trả toàn bộ số tiền đó. Theo cách này bạn có thể tận hưởng việc chi tiêu mà không cảm thấy tội lỗi!

 

 

ST

top-title

TIN TỨC KHÁC

Vứt bỏ 4 thứ sau để nội tâm trở nên mạnh mẽ đến gần thành công

Vứt bỏ 4 thứ sau để nội tâm trở nên mạnh mẽ đến gần thành công

2018-10-11 10:57:11

Nội tâm của một người giống như một ngọn nến trong đêm tối, một khi nó tắt thì tất cả mọi vật xung quanh đều rơi vào bóng tối, chẳng thể nhìn thấy được. Chỉ có một nội tâm mạnh mẽ, bạn mới không vấp ngã, không bị bóng tối nuốt chửng.

 Động viên và giữ lại những nhân viên “hạng B”

Động viên và giữ lại những nhân viên “hạng B”

2018-10-09 10:11:32

Theo Liz Kislik, một chuyên gia về giải pháp cho các xung đột ở công sở thì các nhân viên hạng B thường ít quan tâm đến “cái tôi” hơn, làm việc hết mình để hỗ trợ khách hàng, đồng nghiệp cũng như bảo vệ uy tín của doanh nghiệp...

 Nghe nhạc khi làm việc ảnh hưởng thế nào đến não bộ của bạn?

Nghe nhạc khi làm việc ảnh hưởng thế nào đến não bộ của bạn?

2018-10-08 07:34:51

Khi công việc và những ồn ào ở văn phòng trở nên quá sức chịu đựng đối với bạn, âm nhạc có thể là cứu cánh. Nhưng chọn nhạc để nghe ở văn phòng không chỉ là nghệ thuật, mà còn là khoa học.