top-title

5 cách xác định nhân viên không phù hợp

2015-01-23 08:46:36

Bên cạnh việc có một mô hình kinh doanh tốt thì một nền tảng văn hóa lành mạnh là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp thành công.

>> 3 bước kiểm soát hiệu quả sự thay đổi

 

Nếu chọn đúng người, "con tàu" doanh nghiệp sẽ vận hành rất dễ chịu và thoải mái, ngược lại doanh nghiệp sẽ gặp nhiều chao đảo nếu chọn phải những nhân sự không phù hợp.

 

Theo tạp chí INC, có những cách thức sau giúp doanh nghiệp xác định được các nhân viên không phù hợp với văn hóa của công ty. Khi nhận ra những dấu hiệu này, bạn có thể khuyến khích những nhân viên không phù hợp này tìm kiếm sự nghiệp ở một nơi khác, trước khi họ gây ra tổn hại cho doanh nghiệp.

 

5-cach-xac-dinh-nhan-vien-khong-phu-hop

 

1. Sàng lọc kỹ từ khâu phỏng vấn

 

Quá trình phỏng vấn là khoảng thời gian các ứng viên thể hiện tốt nhất khả năng của bản thân. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu cho thấy ứng viên sẽ gặp vài vấn đề trong tương lai.

 

Điều nhà tuyển dụng cần là đảm bảo hệ thống câu hỏi phỏng vấn có bao gồm cung cấp thông tin chi tiết cho ứng viên về môi trường làm việc tương lai, tạo điều kiện để các thành viên cùng làm việc gặp gỡ ứng viên ngay từ giai đoạn này.

 

Nhà tuyển dụng có thể cho phép các thành viên trong nhóm cùng tham gia quan sát ứng viên trong quá trình được phòng nhân sự phỏng vấn và cho phép họ được đặt câu hỏi.

 

Thông qua việc quan sát cách ứng viên kiểm soát việc trả lời câu hỏi từ nhiều phía sẽ cho bạn thêm gợi ý về cách ứng viên và toàn đội sẽ cùng làm việc trong tương lai.

 

2. Tạo dựng vững chắc các giá trị cốt lõi

 

Đầu tiên, bạn cần phải xác định và truyền thông rõ ràng văn hóa công ty bạn là gì. Văn hóa của bạn và giá trị của công ty là những yếu tố cốt lõi giúp bạn ra các quyết định bao gồm việc bạn nên chọn những nhân sự nào và nên quản trị nhân sự ra sao.

 

Những giá trị cốt lõi khi được thực thi sẽ thu hút được đúng người và loại bỏ những điều xấu. Các công ty có vấn đề khi họ chỉ bàn về những giá trị của bản thân mà không phát hiện ra được các hành vi tốt để khen ngợi và hành vi xấu để xử phạt.

 

3. Quan sát cách nhân viên phản ứng

 

Những công ty có văn hóa nội bộ tốt sẽ tạo ra những phản ứng bản năng cho nhân viên của họ. Khi đó, nhân viên sẽ không chỉ hiểu mà còn nhấn mạnh văn hóa của công ty. Họ sẽ biết chính xác nên ứng xử thế nào trong những tình huống cụ thể.

 

Nếu các nhân viên tự động ứng xử theo một hướng đi ngược lại với văn hóa chung của toàn công ty trong những tình huống cụ thể thì bạn cần chú ý quan sát các cá nhân này kỹ càng hơn.

 

4. Đo lường các nỗ lực

 

Khi một cá nhân không phù hợp với văn hóa của công ty, họ sẽ có xu hướng giảm thiểu nỗ lực trong công việc lẫn các hoạt động gắn kết với những nhân viên trong hệ thống. Bằng cách định kỳ đo lường mức độ nỗ lực của mỗi nhân viên, bạn sẽ nhận ra được những cá nhân này.

 

Thay vì cố gắng thay đổi họ, bạn nên nghĩ đến việc giúp họ có cơ hội chuyển sang môi trường làm việc phù hợp.


5. Chú ý những người làm bạn thất vọng

 

Khi một cá nhân không phù hợp, họ sẽ thường xuyên làm bạn và toàn đội ngũ thất vọng. Họ có thể thường xuyên nóng giận với khách hàng và gây ra những phiền nhiễu trong môi trường công sở.

 

Doanh nghiệp cần bám sát giá trị cốt lõi trong quá trình đánh giá nhân viên. Bằng cách sử dụng thang đo này, doanh nghiệp sẽ phát hiện ra được những cá nhân đang chật vật thích ứng.

 

Hoặc là bạn có những điều chỉnh để các cá nhân này thoải mái, hoặc bạn phải chấp nhận sự thật rằng họ sẽ bị nền văn hóa của công ty đào thải.

 

Theo DNSG

top-title

TIN TỨC KHÁC

Vứt bỏ 4 thứ sau để nội tâm trở nên mạnh mẽ đến gần thành công

Vứt bỏ 4 thứ sau để nội tâm trở nên mạnh mẽ đến gần thành công

2018-10-11 10:57:11

Nội tâm của một người giống như một ngọn nến trong đêm tối, một khi nó tắt thì tất cả mọi vật xung quanh đều rơi vào bóng tối, chẳng thể nhìn thấy được. Chỉ có một nội tâm mạnh mẽ, bạn mới không vấp ngã, không bị bóng tối nuốt chửng.

 Động viên và giữ lại những nhân viên “hạng B”

Động viên và giữ lại những nhân viên “hạng B”

2018-10-09 10:11:32

Theo Liz Kislik, một chuyên gia về giải pháp cho các xung đột ở công sở thì các nhân viên hạng B thường ít quan tâm đến “cái tôi” hơn, làm việc hết mình để hỗ trợ khách hàng, đồng nghiệp cũng như bảo vệ uy tín của doanh nghiệp...

 Nghe nhạc khi làm việc ảnh hưởng thế nào đến não bộ của bạn?

Nghe nhạc khi làm việc ảnh hưởng thế nào đến não bộ của bạn?

2018-10-08 07:34:51

Khi công việc và những ồn ào ở văn phòng trở nên quá sức chịu đựng đối với bạn, âm nhạc có thể là cứu cánh. Nhưng chọn nhạc để nghe ở văn phòng không chỉ là nghệ thuật, mà còn là khoa học.